(Scan Barcode Label with normal Cameras for industrial Applications using Labview program)
Hiện ngay trong các nhà máy sản xuất chế tạo, việc sử dụng mã barcode (mã vạch) in trên các label để định danh cho từng sản phẩm đang rất phổ biến bởi chi phí thấp và tiện cho việc theo dõi quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý quy trình sản xuất, giám sát lỗi sản phẩm và thực hiện bảo hành một cách dễ dàng và nhanh chóng:
Hiện ngay trong các nhà máy sản xuất chế tạo, việc sử dụng mã barcode (mã vạch) in trên các label để định danh cho từng sản phẩm đang rất phổ biến bởi chi phí thấp và tiện cho việc theo dõi quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý quy trình sản xuất, giám sát lỗi sản phẩm và thực hiện bảo hành một cách dễ dàng và nhanh chóng:
Một label chứa mã Barcode trên sản phẩm
Hay như bạn có một label với nhiều mã vạch chứa các thông tin khác nhau. Nhưng trong một giai đoạn nào đó bạn chỉ cần đọc một trong số các mã vạch ấy. Điều đó thực sự khó khăn và bất tiện nếu ta chỉ sử dụng loại Barcode Scanner thông thường. Ví dụ ở hình ảnh dưới, làm sao chúng ta có thể chỉ đọc nội dung mã vạch AQ123455 trong số 6 mã vạch trên cùng một label? Máy Barcode Scanner ở trên liệu có thể lấy ra được chỉ thông tin mã vạch ta cần???
Hiểu một cách đơn giản: một mã barcode sẽ bao gồm khoảng trắng và các vạch thẳng (thường là màu đen) với độ rộng và khoảng cách của mỗi vạch là khác nhau để mã hóa một chuỗi ký tự bao gồm dạng số (từ 0-9) và dạng chữ (từ A-Z). Như ở hình ảnh trên, mã vạch chứa trong nó (mã hóa) một chuỗi số: 300676270401. Hiện nay với các ứng dụng và đặc điểm khác nhau, nhiều loại mã vạch đã được đưa vào ứng dụng thực tế. Nhưng trong bài viết này vnKnowledge-Sharing chỉ tập trung đến ứng dụng để giải mã loại mã vạch 1-D.Trên thị trường và trong nhà máy thường sử dụng các máy Barcode Scanner cầm tay 1D, 2D, 3D để thực hiện đọc/ giải mã nội dung của mã vạch với giá cho mỗi máy từ vài triệu đến vài chục triệu đồng:
Trong các ứng dụng công nghiệp, sản xuất mà đòi hỏi độ tự động hóa cao (tự động đọc và phân tích mã vạch), chính xác (đối với các mã vạch bị mờ, làm bẩn và đứt nét) và nhanh chóng (hoạt động liên tục, tốc độ đọc nhanh). Giá thành của một máy Scanner để đáp ứng thường không rẻ (hàng triệu đến vài chục triệu VND). Ví dụ trong một dây chuyền sản xuất, ở một công đoạn cần phải đọc thông tin mã vạch của sản phẩm đó khi mà sản phẩm đó vẫn đang chạy trên chuyền sản xuất: